Chúng tôi cung cấp cho bạn cách tính toán lượng hóa chất giặt là dùng cho bệnh viện và giới thiệu các loại hóa chất giặt là tốt nhất, sử dụng phổ biến nhất trong các hệ thống bệnh viện và cơ sở khám chữa bệnh hiện nay.
1. Tính toán lượng hóa chất tiêu thụ cho nhà giặt bệnh viện.
Để tính toán lượng hóa chất tiệu thụ cho nhà giặt bệnh viện, cần tính toán được lượng đồ giặt của bệnh viện hàng ngày, hàng tháng, hằng năm là bao nhiêu. Tiếp đó, định mức hóa chất cho từng chương trình giặt.
1.1 Tính toán lượng đồ cần giặt của bệnh viện
Lượng đồ cần giặt phụ thuộc vào từng mô hình hoàn động và tiêu chí của Bệnh viện. Các biến số cần xác định để đưa ra công thức chính xác tính toán khối lượng đồ cần xử lý :
- Số giường bệnh : trong mỗi giường bệnh, lượng đồ cần giặt lại gồm có ga giường, vỏ gối, vỏ chăn, màn..
- Số lượng cán bộ công nhân viên: Mỗi cán bộ công nhân viên lại có đồng phục khác nhau, đồng phục của bác sĩ, điều dưỡng, y tá, kỹ thuật viên là khác nhau, do đó lượng đồ cần giặt cũng khác nhau.
- Ngành chuyênn môn của Bệnh Viện: Bệnh viện sản sẽ khác bệnh viện đa khoa…..
- Tiêu chuẩn của Viện: bệnh viện tuyến huyện khác bệnh viện tuyến tỉnh, khác bệnh viện tuyến trung ương. Bệnh viện tư nhân, khác bệnh viện nhà nước.
- Khả năng đánh giá về nhu cầu sử dụng dịch vụ
- Số giờ làm việc, số ngày làm việc của bộ phận Giặt là: một ngày làm 8tiếng. sẽ khác với làm 14 tiếng.
Để tính toán lượng hóa chất tiệu thụ cho nhà giặt bệnh viện, cần tính toán được lượng đồ giặt của bệnh viện hàng ngày
1.2 Tính toán lượng hóa chất tiêu thụ
Lượng hóa chất tiêu thụ sẽ phụ thuộc vào từng chương trình giặt. Trong bệnh viện thường chia ra các chương trình giặt cơ bản như: giặt ga giường, giặt đồ bệnh nhân và giường bệnh, giặt đồ cán bộ công nhân viên và giặt đồ mổ. Với mỗi chương trình giặt, lượng hóa chất tiêu thụ sẽ là khác nhau. Và để việc cấp hóa chất được diễn ra nhanh chóng, chính xác và tiện lợi thì nên xem xét dùng bơm hóa chất tự động.
2.Hóa chất cơ bản cho đồ bệnh viện.
Với một chương trình giặt đồ bênh viện đầy đủ , hóa chất cần thiết phải có: tẩy điểm, hóa chất tẩy trắng, hóa chất giặt chính, hóa chất kiềm hóa (giúp hóa chất giặt chính phát huy tối đa tác dụng), hóa chất trung hòa (trung hòa bazo dư thừa, đưa PH về mức trung tính, tăng cường tác dụng của hóa chất xả), hóa chất xả. Tuy nhiên, tùy vào khả năng tài chính của mỗi bệnh viện, có thể xem xét lược bỏ một vài hóa chất, nhưng vẫn phải đảm bảo có 03 hóa chất cơ bản: Chất tẩy trắng, chất giặt chính, hóa chất xả.
2.1 CHẤT TẨY TRẮNG GỐC OXY DẠNG LỎNG – SUNPOL SUPER OXY
Chất tẩy trắng, dùng để ngâm tẩy trước khi bước vào giai đoạn giặt. Đây là bước rất quan trọng, giúp loại bỏ vết bẩn trước khi đưa vào giặt. Có nhiều loại hóa chất tẩy trắng, nhưng cơ bản gồm OXY và CLO. Với Chất tẩy trắng bằng OXY, bạn có thể thao tác trên tất cả các loại vải. Với chất tẩy trắng gốc CLO, bạn chỉ nên dùng đối với vải trắng. Chất tẩy CLO cũng có tác dụng tẩy trắng mạnh hơn so với OXY, tuy nhiên mức độ hao mòn vải lại lớn hơn rất nhiều.
Ứng dụng: Sử dụng để tẩy trắng vải
Đặc điểm:
- Làm vải trắng trắng hơn, vải màu sáng hơn
- Có hiệu quả kháng khuẩn và tiệt trùng
- Hiệu quả hơn khi sử dụng với nước có nhiệt độ cao
Thông số kỹ thuật:
• Chất lỏng không màu
• Độ PH: 2 ~ 3
• Lượng dùng: 2 ~ 6ml/kg vải khô
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng bơm định lượng hóa chất tự động để cấp hóa chất
- Tùy thuộc vào loại vải và độ bẩn để điều chỉnh lượng sử dụng cho phù hợp
- Dễ dàng khi thay thế thùng hóa chất
Lưu ý:
1. Không hít ngửi sản phẩm
2. Luôn đeo găng tay cao su và dụng cụ bảo vệ khác khi tiếp xúc
Sunpol Super Oxy - Chất tẩy trắng gốc Clo là hóa chất không thể thiếu trong giặt là bệnh viện
2.2 CHẤT GIẶT CHÍNH – SUNPOL CENTRIUM D
Chất giặt chính được Sử dụng như chất làm sạch chính trong việc giặt là đồ vải
Đặc điểm:
- Dễ dàng loại bỏ bụi bẩn
- Dễ dàng hấp thụ nước nhờ chất hoạt động bề mặt giúp giảm sức căng bề mặt vải
- Ngăn các chất bẩn xâm nhập trở lại trong quá trình giặt
- Có chứa hoạt chất làm trắng giúp vải được trắng sáng
Thông số kỹ thuật:
• Chất lỏng màu xanh da trời
• Độ PH: 6 ~ 8
• Lượng dùng: 2 ~ 4ml/ kg vải
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng bơm định lượng hóa chất hoặc cốc đong hóa chất để cấp hóa chất
- Tùy thuộc từng loại vải để điều chỉnh lượng sử dụng cho phù hợp
- Dễ dàng khi thay thế thùng hóa chất
2.3 CHẤT XẢ LÀM MỀM VẢI – SUNPOL SOFTENER
Tác dụng:
Làm mềm vải, chống tĩnh điện
Đặc điểm:
- Bao gồm chất làm mềm chất lượng cao, có chứa thành phần chống tĩnh điện
- Làm mềm sợi vải
Thông số kỹ thuật:
• Chất lỏng màu xanh đục, hương cam
• Độ PH: 3 ~ 4
• Lượng dùng: 1 ~ 3ml/ kg vải
Hướng dẫn sử dụng:
- Sử dụng bơm định lượng hóa chất hoặc cốc đong hóa chất để cấp hóa chất
- Tùy thuộc từng loại vải để điều chỉnh lượng sử dụng cho phù hợp
- Dễ dàng khi thay thế thùng hóa chất
Chất làm mềm vải tốt nhất cho bệnh viện
Trên đây là những chia sẻ thực tế về việc tính toán lượng tiêu hao hóa chất cũng như cách sử dụng các loại hóa chất cho nhà giặt bệnh viện. Và để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi. Chuyên viên bán hàng:
MR Trường An: 0936.231.598,
Email: truongan.theonejsc@gmail.com (hỗ trợ 24/7)
Xem thêm:
0 Nhận xét