NƯỚC THẢI GIẶT LÀ VÀ QUY TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI GIẶT LÀ ĐẠT CHUẨN

Sau khi bộ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT2 được ban hành và áp dụng. Nước thải giặt là và quy trình xử lý nước thải giặt là đang được rất nhiều các chủ xưởng giặt quan tâm. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về nước thải trong ngành giặt là, cũng như quy trình xử lý ra sau để vừa đáp ứng được theo quy định của pháp luật, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho chủ đầu tư.

Mô hình xử lý nước thải
Mô hình xử lý nước thải

1. Nước thải từ máy giặt công nghiệp

Khác với nước thải của các ngành công nghiệp khác, nước thải giặt là có thành phần, đặc điểm riêng. Tiêu chuẩn cho nước thải giặt là cũng đã được quy định trong QCVN 40:2011/BTNMT.

1.1 Thành phần nước thải giặt là

Nước thải giặt là sử dụng chủ yếu bột giặt trong các quá trình tẩy trắng và làm sạch quần áo. Với thành phần bao gồm chất tẩy trắng, hóa chất tăng bọt, chất hoạt động bề mặt, cặn lơ lửng cùng các sợi vải nhỏ.

Chất hoạt động bề mặt bao gồm:

- Amoniac: mang điện tích âm và liên kết với các thành phần kỵ nước

- Cationic: mang điện tích dương và liên kết với các thành phần kỵ nước

- Chất lưỡng tính: ion lưỡng cực được tạo nên từ một phân tử

- Non – Ionicl: bao gồm chất không ion hóa trong nước

1.2 Đặc trưng của nước thải giặt là

đặc trưng của nước thải giặt là
Đặc trưng của nước thải giặt là

1.3 Tiêu chuẩn nước thải sau xử lý theo quy định

Tiêu chuẩn nước thải giặt là


2. Quy trình xử lý nước thải giặt là

Nước thải giặt là có thể được xử lý bằng nhiều cách. Mỗi phương pháp lại đem lại chất lượng nước thải sau xử lý khác nhau. Tùy từng yêu cầu về chất lượng nước thải sau xử lý mà có thể sử dụng các quy trình xử lý khác nhau. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu 02 quy trình xử lý nước thải cơ bản đó là xử lý nước thải sơ bộ trước khi thải ra ngoài và xử lý nước thải đạt chuẩn B theo QCVN 40:2011/BTNMT.

2.1 Quy trình xử lý sơ bộ

Quy trình xử lý sơ bộ dự kiến nước thải ra 100% sẽ được xử lý sơ bộ sau đó chuyển sang hệ thống bên ngoài, thời gian lưu trữ trong giai đoạn xử lý sơ bộ tối đa 1,5 ngày.

Xử lý sơ bộ nước thải giặt là
Quy trình xử lý nước thải giặt là sơ bộ
Phần xây dựng và thiết bị phụ trợ:

- Xây dựng:

+ 01 bể thu gom: thể tích bằng 40% - 50% lượng nước thải ra /ngày

+ 01 bể điều hòa, lắng lọc: thể tích bằng 90% - 100% lượng nước thải ra/ngày

+ 01 bể trước thải: thể tích bằng 10% lượng nước thải ra/ngày

- Hóa chất phụ trợ:

+ 01 thùng pha hóa chất dung tích 50 lít để pha hóa chất trung hòa và trợ lắng.

+ 01 thùng pha hóa chất dung tích 10 lít để pha trọn chất diệt khuẩn.

+ 02 Bơm chuyển bể

Hóa chất dùng để xử lý

- Trung hòa nồng độ pH bằng H2SO4

- Phản ứng với PAC, hợp chất keo tụ: Hóa chất PAC (Polzy Aluminium Chloride), có công dụng như sau: Trợ lắng, keo tụ trong xử lý cấp nước, nước thải

- Phản ứng với PAA, hợp chất keo tụ bổ sung, xử lý mầu, cặn nhỏ: Hóa chất PAA (Polyacrylic Acid) Hóa chất trợ keo tụ sử dụng trong xử lý nước cấp, xử lý nước thải nhằm giúp quá trình keo tụ chất rắn lơ lửng trong nước diễn ra nhanh hơn. Sự kết hợp giữa hóa chất keo tụ PAC với hóa chất trợ keo tụ Polymer làm tăng kích thước hạt cặn lơ lửng, tăng hiệu quả lắng, do đó làm tăng hiệu quả xử lý cặn lơ lửng ra khỏi nguồn nước.

Xử lý sơ bộ nước sau giặt là trước khi thải ra ngoài là rất cần thiết. Tuy chưa thể đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về nước thải nhưng cũng phần nào làm giảm tác động xấu tới môi trường.

2.2 Quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn theo quy định

Để xử lý nước thải theo tiêu chuẩn nước thải thì cần có hệ thống xử lý chuyên dụng. Dưới đây chúng tôi xin giới thiệu quy trình xử lý nước thải đạt chuẩn.
Quy trình xử lý nước thải giặt là đạt chuẩn
Quy trình xử lý nước thải giặt là đạt chuẩn
Thuyết minh công nghệ

- Xử lý nước thải:

+ Bể thu gom - T01: Nước thải từ từ quá trình giặt là được thu gom và dẫn về bể thu gom. Tại bể thu gom nước được bơm lên bể điều hòa.

+ Bể đều hòa - T02: Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải. Trong bể điều hòa, đĩa thổi khí AD02 thổi khí liên tục vào nước thải, quá trình này có tác dụng xáo trộn nước thải, ngăn chặn quá trình đóng cặn tại đáy bể cũng như ngăn chặn quá trình phân hủy kỵ khí tạo mùi hôi. Nước thải từ bể điều hoà được bơm WP02-A/B bơm qua bể phản ứng (T03).

+ Bể phản ứng – T03: Bể phản ứng có chức năng kết tủa các chất ô nhiễm có trong nước. Tại đây hóa chất PAC, HCl, NaOH được châm vào để liên kết các hạt cặn trong nước. Nước sau khi phản ứng được dẫn qua bể tạo bông cặn

+ Bể tạo bông –T04: Trong bể tạo bông há chất polymer anion được châm vào tạo bông cặn lớn hơn hỗ trợ cho quá trình lắng tốt hơn.

+ Bể lắng T05: Tại bể lắng hoá lý sẽ diễn ra quá trình tách bùn hóa lý và nước thải đã xử lý. Phần bùn sẽ lắng xuống đáy bể lắng theo cơ chế lắng trọng lực và được bơm SP05 bơm về bể chứa bùn . Nước trong sẽ được thu vào máng thu nước và tự chảy vào bể khử trùng T06.

+ Bể khử trùng – T06: Tại bể khử trùng, dung dịch Chlorine được châm vào bởi bơm định lượng DP01-A/B, để tiêu diệt hết các vi sinh gây hại.

Nước thải sau khi đi qua bể khử trùng đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B với hệ số k=1 và được thải ra nguồn tiếp nhận.

- Xử lý bùn:


+ Bể chứa bùn – T07: Tại bể chứa bùn sinh học, Phần nước tràn được dẫn về bể đều hòa T02 để tiếp tục xử lý. Bùn trong bể chứa sẽ được thu gom định kỳ và xử lý theo quy định.

Có thể nói, việc đầu tư áp dụng hệ thống xử lý nước thải cho các xưởng giặt là là rất cần thiết. Vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo các quy định của pháp luật, từ đó giúp các xưởng giặt yên tâm hoạt động lâu dài và hiệu quả.

Trên đây là những chia sẻ về cách xử lý nước thải giặt là. Để được tư vấn chi tiết hơn về mở xưởng giặt cũng như các quy trình, thiết bị xử lý nước thải cho xưởng giặt một cách hiệu quả nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét