TẠI SAO CẦN SỬ DỤNG MÁY GIẶT SẤY ĐỒ BẢO HỘ LAO ĐỘNG CHO CÔNG TY THỦY SẢN

Trang phục bảo hộ lao động là những yêu cầu bắt buộc cho các công ty thực phẩm nói chung và các công ty chế biến thủy sản nói riêng. Hiện nay, số lượng lao động trong ngành chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản là rất lớn, kéo theo đó là yêu cầu phải giặt sấy, làm sạch trang phục cho công nhân trước khi vào làm việc… Vậy trang phục bảo hộ lao động trong ngành thủy sản gồm những gì, được giặt sấy ra sao và lợi ích của việc sử dụng máy giặt sấy công nghiệp trong lĩnh vực này là như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu. 

1. Các loại đồ bảo hộ lao đông của công ty thủy sản 

Trang phục bảo hộ khi chế biến thủy hải sản
Trang phục bảo hộ khi chế biến thủy hải sản

Quần áo bảo hộ lao động của ngành thủy sản luôn có những quy định rõ ràng và cũng có nhiều loại phù hợp với nhiều môi trường làm việc khác nhau. Ví dụ như khâu chế biến, khâu thành phẩm hay đối với thực phẩm ăn liền hay thực phẩm chế biến sẵn cũng có những quy định về trang phục hay áo công nhân thủy sản khác nhau. 

Đối với quần áo công nhân thủy sản ăn liền như tôm, cá, mực đóng hộp… công nhân phải làm việc trong phòng sạch, loại phòng này được vệ sinh rất sạch không có bụi bẩn hay ô nhiễm và rất tốt cho thực phẩm cũng như người lao động khi làm việc trong môi trường này. Do đó, các loại quần áo công nhân thủy sản làm trong phòng sạch có loại liền thân và loại quần áo rời. 

- Với quần áo công nhân thủy sản liền thân sẽ có mũ trùm đầu liền với thân áo, một số bộ quần áo có cả giày liền luôn với thân áo, điều này đảm bảo sự sạch sẽ không ô nhiễm cho không khí phòng sạch. 

- Với quần áo công nhân thủy sản rời thì những trang bị như mũ, giày găng tay, áo hay quần đều là những bộ phần rời nhau không gắn liền, bộ quần áo này không đảm bảo môi trường sạch như bộ quần áo liền thân nhưng lại không quá bí cho người sử dụng. 

Đối với quần áo công nhân thủy sản chế biến sống thì có hai khâu đó là khâu chế biến và khâu đóng gói. Khâu chế biến được làm trong môi trường có nhiệt độ thấp để giữ cho thủy sản luôn tươi sống và tùy vào từng loại thủy sản mà môi trường chế biến sẽ có nhiệt độ khác nhau. Và quần áo công nhân thủy sản trong phòng chế biến cần phải kín, gọn gàng màu sắc thường là trắng hoặc xanh chống bám bụi tốt giữ nhiệt tốt để đảm bảo sức khỏe cho người lao động khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp. 

Khâu đóng gói đây cũng là khâu cuối cùng khi làm về thủy sản, khâu đóng gói người công nhân vẫn phải trang bị những bộ quần áo công nhân thủy sản như khi chế biến. Và khi đóng thùng thì thường sẽ có những va chạm hay trầy xước và cần đến những bộ quần áo công nhân thủy sản dày dặn hơn. 

Trang phục của công nhân trong ngành chế biến thủy sản thường có khối lượng như sau: 

- Quần + áo: 0.5 – 0.6 kg 

- Tạp dề: 0.15 – 0.2 kg 

- Mũ trùm đầu: 0.1 kg 

2. Lý do công nhân nên mặc quần áo bảo hộ khi chế biến thủy sản 

Có nhiều lý do để việc mặc các trang phục bảo hộ lao động trong các công ty chế biến thủy sản gần như là điều bắt buộc. Ngoài việc đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm, việc mặc trang phục bảo hộ cũng giúp công nhân tránh được các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe khi làm việc trong môi trường đặc thù.


Trang phục bảo hộ khi chế biến thủy hải sản
Trang phục bảo hộ khi chế biến thủy hải sản

- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Đối với ngành chế biến thủy hải sản hoặc một số ngành chế biến thực phẩm thì vấn đề vệ sinh an toàn thực phầm là điều quan trọng hàng đầu. Chính vì thế, người lao động bắt buộc phải có những trang thiết bị bảo hộ đúng chuẩn và sạch sẽ để làm việc. 

- Quy định của công ty, doanh nghiệp: ngày nay mỗi một công ty hay doanh nghiệp đều có những quy định hay quy chế riêng về trang phục công nhân, vì vậy quần áo bảo hộ ngành thủy sản cũng chính là đồng phục để thể hiện nét riêng và sự chuyên nghiệp của công ty. 

- Môi trường làm việc: ngành thủy hải sản có môi trường làm việc khắc nghiệt nhất, nhiều khi nhiệt độ xuống dưới -30 đến -50 độ C ở trong kho lạnh, có những khu vực người công nhân còn phải làm việc trong môi trường đến -70 độ C và độ ẩm luôn luôn ở mức là 100%. Nên quần áo bảo hộ ngành thủy sản là trang phục bắt buộc cần phải có cho công nhân. 

3. Những hạn chế khi không lắp đặt máy giặt sấy cho đồ bảo hộ lao động ngành thủy sản. 


Trang phục bảo hộ khi chế biến thủy hải sản
Trang phục bảo hộ khi chế biến thủy hải sản

Đồ bảo hộ lao động của công nhân chế biến thực phẩm nói chung và chế biến thực phẩm nói riêng đều có những đặc điểm nhất định với những vết bẩn đặc thù. Nếu không trang bị hệ thống máy giặt, sấy thì sẽ gặp phải rất nhiều hạn chế như:

- Đồng phục, mũ, găng tay bảo hộ của nhân viên thường xuyên bị bám bẩn với những vết bẩn cứng đầu, ám mùi nặng. 

- Xử lý vết bẩn, chất lượng giặt là không đáp ứng được tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. 

- Xảy ra tình trạng thiếu đồ bảo hộ khi thời tiết thay đổi, mưa nhiều, nồm ẩm. 

- Chất lượng đồ bảo hộ giảm nhanh, chi phí thay thế, tỉ lệ mua mới nhiều. 

- Chi phí giặt là, nhân công cho việc giặt ủi tốn kém và không hiệu quả. 


4. Lợi ích khi lắp đặt máy giặt sấy cho đồ bảo hộ lao động ngành thủy sản 

Theo đó, việc lắp đặt các thiết bị giặt sấy đồ bảo hộ lao động cho các công ty chế biến thủy hải sản gần như là điều bắt buộc. Với việc sở hữu các thiết bị giặt sấy công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích như:

Trang phục bảo hộ khi chế biến thủy hải sản
Trang phục bảo hộ khi chế biến thủy hải sản

- Hiệu quả giặt là tăng cao, vết bẩn – mùi sản phẩm không còn. 

- Đáp ứng tốt nhu cầu giặt ủi đồ của công ty. 

- Thời gian giặt - ủi nhanh chóng hơn trước. 

- Công ty chủ động trong việc giặt là, không phụ thuộc vào tiệm giặt là bên ngoài cũng như thời tiết. 

- Chi phí giặt ủi giảm nhiều. 

- Chi phí điện – nước – nước giặt cũng rất hợp lý. 

- Chất lượng đồ giặt được đảm bảo, không có tình trạng hỏng, rách sản phẩm, do đó, chi phí đầu tư cho trang phục giảm xuống. 

Trên đây là những chia sẻ kiến thức về giặt sấy đồ cho công ty chế biến thủy hải sản, để có thêm những thông tin chi tiết và hữu ích hơn xin vui lòng liên hệ:…. 

Chuyên viên tư vấn bán hàng:  0936.231.598  Mr Trường An (24/7)
Email: truongan.theonejsc@gmail.com



Đăng nhận xét

0 Nhận xét