NHỮNG THÔNG SỐ CẦN BIẾT KHI LỰA CHỌN MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP

Lựa chọn một chiếc máy giặt công nghiệp để phục vụ cho nhu cầu mở tiệm hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Trên thị trường hiện có rất nhiều thương hiệu máy giặt công nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới như châu Á, Châu Âu…Điều này giúp người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn. Tuy nhiên, cũng vì có quá nhiều thương hiệu máy giặt công nghiệp khiến cho người tiêu dùng bị nhiễu loạn thông tin. Vậy khi lựa chọn máy giặt công nghiệp cần chú ý tới những thông số kỹ thuật nào. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giúp bạn có thể lựa chọn được chiếc máy giặt công nghiệp chất lượng tốt và ưng ý và phù hợp nhất. 

Máy giặt công nghiệp


1. Công suất máy giặt công nghiệp 


Điều đầu tiên khi lựa chọn máy giặt công nghiệp là bạn phải quan tâm tới công suất máy. Tùy quy mô tiệm, xưởng giặt mà lựa chọn công suất máy phù hợp. Thông thường, ở quy mô tiệm giặt, công suất máy giặt công nghiệp phù hợp từ 25-35kg. 

Công suất của máy giặt phải tương ứng với thể tích lồng giặt. Ví dụ như máy giặt công suất 25kg/mẻ thông thường sẽ có thể tích lồng khoảng 250Lít. Sẽ là không hợp lý nếu máy giặt công nghiệp công suất 27-30kg/mẻ nhưng thể tích lồng chỉ có 250-260lít. 

Theo tiêu chuẩn quốc tế: 01kg đồ giặt tương ứng với 10Lít thể tích lồng máy giặt. Bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra được thể tích lồng giặt thông qua đường kính lồng giặt và độ sâu lồng (thể tích lồng = diện tích đáy * độ sâu lồng) 

Ví dụ: Máy giặt có thông số: 

- đường kính lồng: 755mm, độ sâu lồng: 470mm 

vậy thể tích lồng tương đương: (755/2)2 * 3.14 * 470 = 210 (lít) 

Trên thị trường có rất nhiều catalog máy giặt có các thông số giữa đường kính lồng, độ sâu lồng và thể tích lồng không tương ứng với nhau. Do đó, bạn cần tìm hiểu và tính toán chi tiết để tránh mua phải máy không đủ công suất thực tế. 

Máy giặt công nghiệp
Những thông số không có sự phù hợp của máy giặt công nghiệp

2. Lực G - Force

Lực G, lực ly tâm, được tạo ra khi lồng máy giặt chuyển động quay. Lực G tỷ lệ thuận với đường kính lồng và tốc độ quay. Tốc độ quay, vắt của máy càng lớn thì Lực G càng lớn và ngược lại. 

Lực ly tâm được tính bằng: G-Force = (tốc độ quay)2 X đường kính lồng/1790. 

Ví dụ: máy giặt có đường kính lồng 755mm, tốc độ vắt max 880 vòng/phút. 

Lực G = (880)2 X 755/ 1.790.000 = 326 G 

Thông thường với các máy giặt lồng cứng (hard mount) thì tốc độ quay vắt từ 400-500 vòng/phút, lực G tương đương từ 100-200 G-Force,. Với máy giặt đế mềm tốc độ văt 650 – 900 vòng/ phút, thì lực G = 300 - 400 

Từ những tỷ lệ trên, khi xem xét thông số kỹ thuật của máy giặt công nghiệp, bạn cần lưu ý tới mối tương quan giữa lực G và tốc độ vắt tối đa. Hai thông số kỹ thuật này buộc phải tỷ lệ thuận với nhau. Cùng lớn (với máy đế mềm), hoặc cùng nhỏ (với máy đế cứng). Trên thị trường, cũng có khá nhiều catalog máy giặt có hai thông số này rất mâu thuẫn với nhau. Do đó khi lựa máy giặt công nghiệp bạn cần hết sức lưu ý. 
Máy giặt công nghiệp
Máy giặt công nghiệp

3. Trọng lượng và kích thước máy 


Máy giặt công nghiệp có trọng lượng và kích thước lớn hơn rất nhiều so với máy giặt dân dụng. Ví dụ như chiếc máy giặt 23 -25kg/mẻ thông thường có trọng lượng gấp 10lần so với máy giặt mà gia đình bạn dùng hằng ngày. Máy giặt đế mềm, lồng treo thường có trọng lượng lớn hơn máy giặt đế cứng cùng công suất. Lý do bởi những chiếc máy giặt công nghiệp khi vắt một khối lượng đồ nặng với tốc độ cao, sẽ tạo ra lực ly tâm (lực G) rất lớn. Do đó, bắt buộc máy phải có kết cấu vững chắc, kích thướng lớn, trọng lượng máy do đó phải tương xứng. 


4. Nguồn điện 


Các bạn cần lưu ý, đã là máy giặt công nghiệp thì đều dùng điện 3Pha 380V. Có hai lý do chính khiến máy giặt công nghiệp cần phải dùng điện 3 Pha: 

- Thứ nhất: các loại máy giặt công nghiệp đều giặt với khối lượng đồ rất lớn từ 20kg/mẻ - 200kg/mẻ. Khi có nước, khối lượng đồ giặt tăng lên rất nhiều. Để quay lồng giặt với tốc độ lớn cần motor khỏe và nguồn điện cũng phải khỏe để đảm bảo việc hoạt động của motor. Do đó, điện 3 Pha là yêu cầu bắt buộc. 

- Thứ hai: Thông thường các máy giặt công nghiệp đều có chế độ giặt nước nóng. Và ở Việt Nam (thường là chưa có hệ thống cấp nước nóng từ ngoài vào), do đó cần có hệ thống đốt nóng nước (thiết kế bên trong máy) để có thể giặt ở chế độ nước nóng. Thêm nữa, để đảm bảo thời gian đun nước nóng nhanh nhất, cần nguồn điện đủ mạnh. Do đó, điện 3 pha lại là nguồn điện phù hợp. 

Có thể khẳng định rằng, đã là máy giặt công nghiệp thì đều dùng điện 3 pha. Máy giặt dùng điện 1 pha, không được coi là máy công nghiệp. 

5. Tính năng tiết kiệm 


Tài nguyên không phải là vô tận, rất nhiều nguồn tài nguyên đang dần cạn kiệt như dầu mỏ, nước… Do đó, khi lựa chọn máy giặt bạn cũng cần lưu ý đến tiêu chí tiêu hao điện nước. Một chiếc máy giặt tiết kiệm nguyên nhiên liệu khi hoạt động, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là trong quá trình vận hành, sử dụng. Trên thị trường, dòng máy của Nhật Bản và Hàn Quốc, được đánh giá là tiết kiệm điện nước hơn cả. Tuy nhiên, với dòng máy Nhật Bản mới 100%, giá bán máy rất cao, máy Nhật Bản ở Việt Nam đều là máy đã qua sử dụng, chính vì vậy ưu điểm tiết kiệm điện, nước đã không còn. 

Với dòng máy Hàn Quốc, Chi phí mua mới máy không phải là rẻ. Tuy nhiên, như đã nêu trên, chi phí đầu tư ban đầu cho máy Hàn Quốc tương đối lớn, nhưng chi phí hoạt động lại khá thấp do tiết kiệm tối đa điện, nước cũng như các chi phí bảo trì, bảo dưỡng máy. 

Có thể nói, việc lựa chọn chính xác được những chiếc máy giặt công nghiệp phù hợp về công suất, chất lượng và giá cả hợp lý là điều rất quan trọng. Hy vọng với những chia sẻ trên đấy sẽ giúp các bạn có được sự lựa chọn đúng đắn nhất. Và để được tư vấn chính xác và chi tiết hơn, vui lòng liên hệ với chúng tôi: Chuyên viên bán hàng

Đăng nhận xét

0 Nhận xét